Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Nghề Dược sĩ là gì? Học Dược ra trường làm gì?

Hiện nay, ngành Dược đã, đang và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hệ thống Y tế. Đây là khâu quan trọng trong quá trình khám và điều trị bệnh của bệnh nhân. Về cơ bản những người học Cao đẳng Dược, đại học Dược sau khi ra hành nghề sẽ được gọi là Dược sĩ. Vậy cụ thể công việc của nghề Dược sĩ là làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn rõ nét nhất về ngành – nghề Dược.

1. Những điều cần biết về nghề Dược sĩ

1.1 Nghề Dược là gì?

Ngành Y Dược là tên gọi chung của những nhóm ngành sức khỏe, gồm Y học kết hợp với Dược học. Trong đó Y học thiên về việc chẩn đoán, điều trị bệnh cho con người bằng các biện pháp kỹ thuật cổ truyền hay hiện đại thì Dược học chuyên đi sâu nghiên cứu, phát triển những loại thuốc có ích cho con người.

1.2 Sản phẩm của nghề Dược là gì?

Sản phẩm của nghề dược là thuốc rất phong phú về chủng loại, bao gồm các loại thuốc tây y (tân dược) và thuốc đông y (đông dược) với chức năng phòng và trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho con người.

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người đều cần và sử dụng thuốc ở mức độ khác nhau từ viên thuốc cảm sốt, thuốc bổ thông thường đến những loại thuốc đặc biệt để trị các chứng bệnh nan y, vì vậy, sản phẩm của nghề dược mang tính phổ thông cao. Đây chính là điều kiện tạo ra thuận lợi và cả rủi ro khi bạn lựa chọn học ngành dược.

Sản phẩm dược (thuốc) ở Việt Nam được phân làm hai loại căn cứ trên nguồn gốc thuốc:

1.2.1 Tân Dược

Tân dược du nhập vào nước ta cùng với y học hiện đại (tây y) nên thường gọi là thuốc tây. Đó là những loại thuốc được sản xuất từ hóa chất, một số loại vi nấm, hợp chất từ cây cỏ bào chế dưới dạng tinh khiết hoặc một số hợp chất tự nhiên bán tổng hợp thành chất khác. Một số ít tân dược được bào chế từ sản phẩm động vật.

Tân dược có hiệu lực trị bệnh mạnh, tiện dụng, tuy nhiên, nguồn gốc chủ yếu của tân dược là từ hóa chất nên có thể gây một số phản ứng phụ tác dụng bất lợi cho người bệnh.

1.2.2 Đông Dược

Đông dược gắn liền với đông y, là những thuốc có nguồn gốc từ thực vật (Dược liệu) như cây cỏ, thân, lá củ, quả, khoáng vật, động vật. Hiện nay, một số đông dược vẫn được bào chế theo phương pháp cổ truyền, số khác được bào chế dưới dạng hiện đại như viên nén, viên nang, chè tan… để tăng thêm độ tiện dụng cho người dùng.

Đông dược có hiệu lực trị bệnh tác dụng chậm hơn tân dược nhưng đông dược lại có thể giải quyết một số căn bệnh mãn tính theo cơ chế điều hòa cân bằng cho cơ thể. Đây chính là điểm mạnh riêng của đông dược mà y học hiện đại không thể phủ nhận.

1.3 Dược sĩ là gì?

Dược sĩ là những chuyên gia chuyên điều trị cho bệnh nhân bằng cách cho dùng thuốc, biết cách tối ưu hóa thuốc sử dụng để cung cấp và hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân với mong muốn mang lại những kết quả tích cực nhất. Họ có thể là những người làm việc độc lập tại các cơ sở kinh doanh thuốc tây, trực tiếp kê đơn cho người bệnh đồng thời có thể phối hợp với các bác sĩ điều trị trong việc kê đơn thuốc nếu họ công tác ở bệnh viện.

1.4 Điều kiện để trở thành Dược sĩ

Khi học bất kỳ ngành học nào cũng cần phải có quá trình rèn luyện, học tập. Như trên, chúng ta có thể thấy, để trở thành một dược sĩ thì lúc đầu ít nhất bạn phải trải qua ít nhất một khóa học dược trung cấp. Tuy nhiên, để cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã quyết định không nhận và loại bỏ tất cả những nhân viên có bằng Trung cấp đang làm việc tại các bệnh viện, trạm y tế,…trên cả nước. Vì vậy, nếu muốn học các ngành về y dược ít nhất bạn phải học từ Cao đẳng Dược trở lên.

1.5 Học Dược thi khối gì?

Bạn muốn trở thành Dược sĩ, muốn thi vào những trường đại học Y – Dược trên cả nước bắt buộc bạn phải thi, xét tổ hợp khối Toán – Hóa – Sinh ( khối B). Tuy nhiên ngoài khối B, một số trường đại học Y – Dược cũng xét một số tổ hợp khối khác là Toán - Lý – Hóa, Toán – Hóa – Anh hay Văn – Hóa – Sinh.

Nhìn chung những khối thi vào đại học Y – dược đều là tổ hợp khối B và A. Đây là hai khối rất khó, không phải ai cũng có thể theo học được. Khối học này đòi hỏi người học tư duy tốt, trí thông minh và sự chăm chỉ, …

1.6 Tiềm năng của ngành Dược trong tương lai

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngành Dược được đánh giá có tiềm năng lớn trong tương lai. Bởi lẽ, ngành này luôn trong tình trạng “khát” nhân lực khi:

  • Tỷ lệ chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe ở nước ta dự kiến tăng từ 13 tỷ đến 24 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020.
  • Doanh thu từ ngành Dược dự kiến tăng từ 3,8 lên đến 7,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 14,1%.
  • Tỷ lệ nhập khẩu trang thiết bị Y tế tại nước ta dự đoán tăng lên đến 90% vào năm 2020.
  • Số lượng các bệnh viện ở Việt Nam dự kiến vào năm 2020 là 200 cơ sở.
  • Tỷ lệ gia tăng số dân ở nước ta dự kiến tăng lên 1,05%, đạt 97 triệu dân vào năm 2015, trở thành nước có dân số đông thứ 4 trong nhóm các nước Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

2. Vai trò của Dược sĩ và nghề Dược

Từ những công việc làm ta đã phân tích ở trên, có thể nói rằng dược sĩ là có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người.

Vai trò trực tiếp mà ta phải nhắc tới đó là dược sĩ giúp duy trì, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe của con người, của cộng đồng người, xa hơn đó là tính mạng của cả một dân tộc. Là người trực tiếp bán thuốc, cấp thuốc hay là những người nghiên cứu thuốc thì dược sĩ vẫn là những người tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.

Nhìn từ cái nhìn gián tiếp, dược sĩ, họ không trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa hay bình ổn chính trị những thực tế họ gián tiếp tác động và quá trình đó. Điều này có đúng hay không bạn chỉ cần nhìn lại quá khứ, nhìn lại thời kì bệnh dịch xảy ra liên miên thì sẽ rõ.

Một xã hội bình ổn, một nền kinh tế chỉ vững mạnh khi nơi đó có những con người khỏe mạnh. Bởi lẽ chỉ khi có sức khỏe người ta mới có thể xây dựng, mới có thể học tập mới có thể đấu tranh vì lẽ sống của mình. Từ những điều trên, ta thấy rằng dược sĩ có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cũng như bình ổn về kinh tế, chính trị.

3. Học Dược ra làm gì?

Theo tạp chí nổi tiếng nước ngoài bình chọn, nó đứng đầu trong 10 công việc kiếm nhiều tiền nhất dành cho nữ giới. Trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, Dược sĩ là người tham gia vào quá trình bào chế, kinh doanh, quản lý, phân phối thuốc. Ở khâu kiểm nghiệm thuốc, họ là những kỹ thuật viên kiểm tra đảm bảo chất lượng của sản phẩm,...Như vậy, công việc cụ thể sau khi ra trường của Dược sĩ có thể là:

  • Làm việc tại khoa Dược của bệnh viện: kê hoặc phối hợp với bác sĩ trong việc chỉ định loại thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân; kiểm kê đầu ra đầu vào, quản lý thuốc tồn, phát hiện, báo cáo nếu phát hiện thuốc kém chất lượng, thuốc giả, nhái,...
  • Làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm thuốc: vai trò của Dược sĩ như những kỹ thuật viên xét nghiệm, kiểm tra các tính chất, thành phần của thuốc nhằm đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người dùng.
  • Làm việc tại các cơ sở kinh doanh: là trình dược viên giới thiệu thuốc đến cho các bác sĩ hoặc các dược sĩ khác tại nhà thuốc. Bạn cũng có thể trở thành nhân viên Marketing Dược với trách nhiệm xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của công ty mình.
  • Làm giảng viên giảng dạy chuyên ngành: nếu có học lực giỏi, bạn dễ dàng được nhận lại trường làm công tác truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sinh viên sau.
  • Mở nhà thuốc: nếu có bằng Dược sĩ và những điều kiện mở nhà thuốc khác, bạn hoàn toàn có thể tự lập kế hoạch, chiến lược và kinh doanh tự do miễn tuân theo quy định của pháp luật.

4. Những tố chất để trở thành Dược sĩ

Tương tự như các ngành nghề khác, những người làm nghề Dược cũng cần có những phẩm chất đạo đức nhất định.

4.1 Giỏi chuyên môn

Trước hết là phải giỏi kiến thức chuyên môn về ngành Dược cùng những kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ bản:

  • Am hiểu về cơ chế tác động của môi trường đến sức khỏe và các biện pháp cải thiện
  • Hiểu biết về các công nghệ Y Dược hiện đại như Dược động học, công nghệ nano, sinh học phân tử,...
  • Tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo về những công nghệ Y học tiên tiến trên thế giới.
  • Am hiểu về các bệnh, quy trình chăm sóc bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng cần thiết với từng loại bệnh,...Có như vậy thì sau khi tốt nghiệp mới có thể tự đánh giá được tình trạng sức khỏe, tư vấn cách dùng thuốc đồng thời lập kế hoạch để chăm sóc bệnh nhân một cách an toàn, hiệu quả.

4.2 Giàu kỹ năng nghiệp vụ

Bên cạnh sự uyên thâm về kiến thức, Dược sĩ cần trau dồi cho mình những kỹ năng nhất định, chẳng hạn: giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập, tin học, văn phòng, đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế năng động và hiện đại.

Trên hết, điều cần có ở một người “thầy” đó là tấm lòng nhân hậu, làm việc với tinh thần trách nhiệm và tình thương người. Mỗi quyết định, hành động của họ đều vì lợi ích của người bệnh, người nhà,...

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nghề Dược sĩ và giải thích những khái niệm chung của ngành Dược học. Hy vọng, qua những nội dung trên sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích, phần nào giải đáp được những thắc mắc của mọi người.

 

Tham khảo bài viết gốc ở : Nghề Dược sĩ là gì? Học Dược ra trường làm gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Top 11 thuốc tăng cân tốt nhất hiện nay

Bạn đang muốn tăng cân? Bạn đã thử qua nhiều cách nhưng chưa thấy hiệu quả? Bạn đang có ý định tìm hiểu và sử dụng thuốc tăng cân? Hãy cùng ...