Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là đơn vị chuyên khoa chỉnh hình hàng đầu trên cả nước nói chung và tại TP.HCM nói riêng. Bệnh viện chịu trách nhiệm khắc phục các vấn đề về Cơ Xương Khớp cho các bệnh nhân khu vực phía Nam, với các chuyên khoa chính là Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng; Chấn thương chỉnh hình – Cột sống; Chẩn đoán hình ảnh…
Thông tin bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình được hành lập năm 1971 với tên gọi y viện Sùng Chính, có quy mô 100 giường. Đến năm 1978, bệnh viện đổi tên thành bệnh viện Trần Hưng Đạo. Năm 1984, khoa chỉnh hình bệnh viện Bình Dân được hình thành, đến năm 1985 thì xát nhập với bệnh viện Trần Hưng Đạo và trở thành Trung tâm Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Cuối cùng, vào năm 2002, đổi tên thành bệnh viện Chấn thương chỉnh hình như ngày nay.
Hiện nay Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình mỗi ngày tiếp nhận rất đông đảo bệnh nhân khắp các tỉnh thành về khám chữa bệnh. Từ năm 2002, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình có 500 giường nội trú, 1.100 giường ngoại trú.
Lịch làm việc:
- Thứ Hai - Thứ Sáu: 6 giờ 30 đến 20 giờ.
- Thứ Bảy và Chủ Nhật: 6 giờ 30 đến 12 giờ.
- Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Danh sách bác sĩ giỏi tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
Bác sĩ Nguyễn Thái Thành
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Thành sinh năm 1966, hiện đảm nhiệm chức Trưởng khoa Khớp – bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Ngoài quá trình học tập trong nước, bác sĩ Nguyễn Thái Thành còn tham gia tập huấn bệnh lý cơ, xương, khớp tại châu Âu, châu Á và Mỹ từ 2008. Ông hiện là Trưởng khoa Khớp, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Uỷ viên ban chấp hành Hội Thấp khớp Việt nam, đồng thời làm Uỷ viên Hội Thấp thớp TP.HCM và Uỷ viên Hội Loãng xương TP.HCM.
Bác sĩ Nguyễn Thái Thành được biết đến với nhiều công trình nghiên cứu khoa học nổi bật như: Nghiên cứu tác dụng thuốc piasclendin trong điều trị thoái hóa khớp gối, Lao cột sống (báo cáo tại Hội nghị Thấp khớp Việt Nam), Đánh giá mật độ xương vùng cổ xương đùi trên nhân gãy cổ xương đùi (báo cáo tại Hội nghị Thấp khớp Việt Nam), Nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân gout, Tình hình gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (báo cáo tại Hội nghị Loãng xương quốc tế)…
Bác sĩ Võ Văn Thành
Bác sĩ Thành bệnh viện chấn thương chỉnh hình là người quê gốc ở Cần Thơ và hiện đang là trưởng khoa Cột sống A – Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh, bác sĩ khám bệnh tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh. Ông cũng mở phòng khám tư, là phòng khám Xương Khớp – Cột sống bác sĩ Võ Văn Thành, địa chỉ tại 11AF, cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3.
Bác sĩ Vũ Đình Hùng
Bác sĩ Hùng hiện đang giữ chức Giám đốc Học viện Quân Y tại Hồ Chí Minh, ông cũng tham gia giảng dạy các bộ môn Nội khoa, cơ – xương – khớp tại Học viện. Ông cũng đang giữ chức Chủ tịch Hội thấp khớp học tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam Bác sĩ Hùng là chuyên gia về cơ, xương khớp nói chung và nội cơ, xương, khớp nói riêng. Kinh nghiệm và quá trình công tác của bác sĩ Vũ Đình Hùng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Sài Gòn, Hội Thấp khớp học tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Thấp khớp học Việt Nam, Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Bác sĩ Cao Thỉ
Bác sĩ Thỉ hiện đang là Phó trưởng bộ môn Chấn thương chính hình – Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Ông cũng là bác sĩ tại phòng khám Cơ xương khớp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bác sĩ Khoa chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Thỉ có tay nghề cao trong việc điều trị các chấn thương như: gãy tay, bong gân, trật khớp, gãy chân, viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp….
Phòng khám bác sĩ Cao Thỉ: Địa chỉ phòng mạch: 1/18 A, cư xá Nam Hải, Phạm Hùng, P 4, Q 8, TP. HCM, Điện thoại: 0983 306 003
Bác sĩ Ngô Minh Lý (Trưởng khoa cột sống A)
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Minh Lý, Trưởng khoa cột sống A Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM là một trong hai phẫu thuật viên thực hiện ca mổ khó kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ cho ca sĩ nổi tiếng Ánh Tuyết.
Các chuyên khoa của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
- Khoa phẫu thuật chi trên: Khoa đảm nhiệm điều trị các trường hợp chấn thương và dị tật ở chi trên. Ngoài ra, khoa còn đào tạo học sinh, sinh viên y khoa các trường.
- Khoa phẫu thuật chi dưới: Khoa thực hiện cấp cứu, khám chữa các bệnh lý thuộc về chi dưới. Khoa cũng chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới và nghiên cứu khoa học.
- Khoa cột sống A: Khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về cột sống và cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển các phương pháp điều trị cột sống.
- Khoa cột sống B: Khoa có 3 nhiệm vụ chính là đào tạo giảng dạy sinh viên, nghiên cứu sinh y khoa, quan hệ hợp tác với bệnh viện và tổ chức y tế trong và ngoài nước cũng như nghiên cứu khoa học.
- Khoa bệnh học cơ xương khớp: Khoa liên kết với các trường đại học khác để hoạt động khoa học cũng như tham gia các đào tạo, giảng dạy sinh viên y khoa.
- Khoa vi phẫu tạo hình: Khoa có kỹ thuật cao về vi phẫu thuật có thể nối các chi, tái tạo ngón tay, xử lý các vấn đề về dây thần kinh tay.
- Khoa khớp: Khoa chuyên điều trị các bệnh về khớp bằng các kỹ thuật cao và thuốc sinh học. Khoa cũng có tư vấn loãng xương, thoái hóa khớp… và khám chữa bệnh từ thiện.
- Khoa cấp cứu: Khoa nhận cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa và các ca cấp cứu từ những bệnh viện khác chuyển đến.
- Khoa chỉnh hình nhi: Khoa ứng dụng kỹ thuật cao để điều trị các bệnh lý, dị tật bẩm sinh ở trẻ như dính ngón, thừa ngón, vẹo cột sống…
- Khoa khám chuyên khoa: Khoa tiếp nhận, khám và điều trị các bệnh về chi trên, chi dưới, cột sống, khớp, nhi và đảm nhận đào tạo y khoa cho các trường đại học.
- Khoa dược: Khoa có nhiệm vụ quản lý, cung ứng, cấp phát thuốc phục vụ việc điều trị. Khoa cũng phối hợp nghiên cứu, đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung học về dược.
- Khoa xét nghiệm: Khoa thực hiện các xét nghiệm từ đơn giản đến chuyên sâu. Ngoài ra, khoa còn chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng máu và kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
- Khoa phục hồi chức năng: Khoa có 3 bộ phận chính là Tập vật lý trị liệu, Điện trị liệu và Đo điện cơ hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh, phẫu thuật và sau phẫu thuật.
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Khoa xây dựng, kiểm tra giám sát quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Khoa cũng hỗ trợ các khoa khác tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật và các dụng cụ khác cũng như tham gia nghiên cứu khoa học.
- Khoa dinh dưỡng: Khoa xây dựng và kiểm tra chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng như tham gia khám và điều trị dinh dưỡng.
- Khoa vệ tinh an bình: Khoa điều trị phẫu thuật trước và sau mổ cho bệnh nhân cũng như tham gia huấn luyện cán bộ y tế.
Chi phí dịch vụ tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
Bệnh viện có một số dịch vụ được bảo hiểm chi trả và một số dịch vụ không có bảo hiểm chi trả. Bạn có thể tham khảo khung giá các dịch vụ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình:
Dịch vụ có bảo hiểm chi trả
– Khám bệnh: 20.000 đồng
– Xét nghiệm: từ 8.000 – 350.000 đồng
– X-quang kỹ thuật số: 58.000 – 108.000 đồng
– Siêu âm: 30.000 – 171.000 đồng
– Công chích hội chẩn để xác định những ca bệnh khó: 200.000 đồng
– Vật lý trị liệu: 5.000 – 1.756.000 đồng
– Bó bột: 104.000 – 654.000
– MRI: 1.700.000 – 2.500.000
– Cung cấp máu: 35.000 – 1.095.000 đồng
– EMG: 117.000 đồng
– Thay băng: 30.000 – 188.000 đồng
– Chụp CT: 1.377.000 – 4.037.000 đồng
– Cấp cứu: 8.000 – 239.000 đồng
– Chụp và nong cầu nối mạch chi: 5.175.000 đồng
– Phẫu thuật: 174.000 – 14.016.000 đồng.
Dịch vụ không có bảo hiểm chi trả
– Xét nghiệm: 6.000 – 200.000 đồng
– Mời bác sĩ siêu âm ngoài giờ: 30.000 đồng
– Siêu âm khớp (màu): 100.000 đồng
– SAT và ống chích: 19.000 đồng
– Chứng thương: 30.000 – 100.000 đồng
– Oxy: 5.000 – 105.000 tùy loại oxy đồng
– Công chích khớp: 10.000 đồng
– Công chích thuốc tương phản: 80.000 đồng
– C-ARM: 60.000 – 500.000 đồng
– Thử cơ: 25.000 đồng
– Khám bệnh VLTL-PHCN: 15.000 đồng
– Bột tăng cường, vật tư tiêu hao khi bó bột, nẹp: 16.500 – 135.000 đồng
– Máy nội soi: 800.000 đồng
– Cung cấp máu: 130.000 – 8.580.000 đồng.
Quy trình khám và điều trị tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
Quy trình khám và điều trị bệnh có Bảo hiểm y tế
- Bước 1: Tại bàn Hướng dẫn của bệnh viện
Bệnh nhân đến bàn bảo vệ lấy số thứ tự
Nộp BHYT, CMND (bản chính), giấy chuyển viện (nếu có) và mua sổ khám bệnh tại quầy tiếp nhận. Bệnh nhân đến phòng 11 để duyệt BHYT, phân phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám.
- Bước 2:
Bệnh nhân nộp sổ khám bệnh vào trước cửa phòng khám và chờ vào khám bệnh theo thứ tự. Sau khi khám xong, nếu bệnh nhân không có chỉ định xét nghiệm, X-Quang,... bệnh nhân nhận toa thuốc, mua thuốc và ra về.
Trong trường hợp có chỉ định thực hiện cận lâm sàng thì đến phòng 11 duyệt BHYT và đến khu cận lâm sàng làm xét nghiệm. Sau khi có kết quả, quay trở lại phòng khám ban đầu gặp bác sĩ.
Lưu ý: Đối với những bệnh nhân chỉ định nhập viện, nhân viên bệnh viện sẽ hướng dẫn cụ thể.
Quy trình khám bệnh đối với bệnh nhân không có Bảo hiểm y tế
- Bước 1: Tại bàn Hướng dẫn của bệnh viện
Bệnh nhân đến bàn bảo vệ điền thông tin vào phiếu khám bệnh và lấy số thứ tự. Sau đó nộp lại tại phòng số 11 và mua sổ khám bệnh. Nhân viên y tế sẽ phân phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám cho bệnh nhân.
- Bước 2:
Bệnh nhân nộp sổ khám bệnh vào trước cửa phòng khám và chờ vào khám bệnh theo thứ tự. Sau khi khám xong, nếu bệnh nhân không có chỉ định xét nghiệm, X-Quang,... bệnh nhân nhận toa thuốc, mua thuốc và ra về.
- Bước 3:
Trong trường hợp có chỉ định thực hiện cận lâm sàng thì đến đóng tiền tại phòng thu phí 1 hoặc thu phí 2. Và đến khu cận lâm sàng làm xét nghiệm. Sau khi có kết quả, quay trở lại phòng khám ban đầu gặp bác sĩ. Sau đó bệnh nhân mua thuốc ở nhà thuốc số 1 hoặc số 3 của bệnh viện.
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình không chỉ mang trong mình trách nhiệm khám và điều trị cho bệnh nhân và còn hợp tác, kết hợp với các trường đại học, tổ chức y tế trong và ngoài nước để đẩy mạnh nghiên cứu và giảng dạy y học. Bệnh viện là nơi người dân miền Nam nói riêng và cả nước nói chung tin tưởng, an tâm khi chữa trị các bệnh lý về chấn thương chỉnh hình.
Xem chi tiết bài viết tại : Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét