Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Bệnh sốt xuất huyết là gì, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị như thế nào?

Sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến nhiều người bị mắc phải. Bệnh này có khả năng lây lan qua muỗi vằn. Đây là một trong những căn bệnh thường gặp có mức độ nguy hiểm cao, có thể gây tử vong. Vậy sốt xuất huyết là gì, triệu chứng, cách điều trị như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia tại nhà thuốc Uyên Trang tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh có thể lây lan thành dịch qua vết đốt của muỗi vằn. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti gây bệnh.

Ở Việt Nam, mỗi năm có tới 100,000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và có tới 100 ca tử vong, cứ mỗi 3-5 năm, sốt xuất huyết Dengue lại phát thành dịch lớn vào mùa mưa, khoảng tháng 6 đến tháng 10. Bệnh thường gặp ở nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 2-9 tuổi, các trẻ bụ bẫm, khỏe mạnh lại có khuynh hướng diễn tiến nặng, dễ rơi vào tình trạng shock.

2. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

2.1 Muỗi vằn Aedes

Muỗi vằn Aedes chính là trung gian chính truyền bệnh sốt xuất huyết. Muỗi cái sẽ hút máu của người bệnh, từ đó, mầm bệnh (vi rút Dengue) sẽ ủ trong cơ thể chúng khoảng 10 ngày rồi truyền sang người lành.

Theo cơ chế đó, mức độ lây lan của bệnh rất cao và nhanh chóng. Có những nơi, muỗi sinh sôi, phát triển và truyền bệnh, dẫn đến dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng.

2.2 Thời tiết và môi trường sống

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm thích hợp cho sự sinh sôi của muỗi. Nước mưa còn tồn đọng ở nhiều nơi như trong chum, vại,… mà không được xử lí chính là môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng. Nhiều hộ dân, nhất là ở vùng thôn quê, trồng nhiều cây cối xung quanh nhà, đó cũng là nơi thích hợp để muỗi ẩn nấp và sinh trưởng.

2.3 Không vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh

Nhiều hộ gia đình không làm tốt công tác phòng bệnh sốt xuất huyết như không vệ sinh nhà cửa và khu vực quanh nhà, phát hoang bụi rậm đã tạo môi trường cho muỗi sinh trưởng.

Các lu chứa nước mưa không được đậy kỹ lưỡng dẫn đến việc muỗi đẻ trứng và xuất hiện nhiều trong nhà. Từ đó, chúng truyền sốt xuất huyết từ người bệnh sang người lành.

4. Biểu hiện chung của bệnh sốt xuất huyết

4.1 Thể bệnh nhẹ

  • Sốt cao từ 39-40 độ C một cách đôt ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đầu bị đau dữ dội đặc biệt ở vùng trán, sau nhãn cầu.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban.

4.2 Thể bệnh nặng

  • Bao gồm những dấu hiệu thể bệnh nhẹ
  • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn hoặc ói ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng.
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng kèm theo hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

4.3 Các triệu chứng sốt xuất huyết người lớn

Biểu hiện của một người bị sốt xuất huyết rất giống bệnh cảm cúm thông thường sẽ làm cho mọi người trở nên chủ quan. Hãy tham khảo một số biểu hiện bệnh này trên cơ thể người lớn để biết cách phòng tránh hoặc chữa trị kịp thời.

  • Giai đoạn sốt

Sau khi bị muỗi đốt từ 2-3 ngày, bệnh nhân sẽ bị sốt  cao từ 39-40 độ không rõ nguyên nhân. Biểu hiện đầu tiên là: mệt mỏ, chán ăn, đau nhức xương khớp, đau đầu, đau đằng sau mắt, phát ban, buồn nôn, đau họng, tiêu chảy,…Đây là biểu hiện của bệnh khi còn nhẹ và sẽ phục hồi sau một tuần nghỉ ngơi, điều trị.

  • Dấu hiệu sốt xuất huyết

Sau những triệu chứng nhẹ đầu tiên khoảng 3-7 ngày là giai đoạn nguy hiểm. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ giảm sốt cảm thấy đau bụng nặng, nôn ra máu, mệt mỏi, chảy máu chân răng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

5. Cách điều trị và phòng bệnh sốt xuất huyết

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thì cần nhanh chóng di chuyển đến các địa chỉ y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Để không mắc phải bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt bằng cách:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng, bọ gậy.
  • Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa, bình bông.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Cách phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn, mùng kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

6. Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

6.1 Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

  • Bổ sung nhiều nước

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó,người thân nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

  • Ăn cháo loãng, súp

Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ con. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn, bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.

Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà ... để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.

  • Cho trẻ ăn bù sau khỏi bệnh

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này.

Do ốm nên khẩu vi của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt ...

  • Nước ép từ các loại rau

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

6.2 Người bệnh sốt xuất huyết kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm dưới đây người bệnh cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn, biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

  • Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để trị bệnh nên các thực phẩm có chứa nhiều chất béo và dầu mỡ nên hạn chế cho người bệnh ăn.

  • Đồ ăn cay, nóng

Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt ... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên.

Điều này không những khiến tình trạng bệnh năng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

  • Thực phẩm có màu sẫm

Trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu. Việc này sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.

  • Đồ uống ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống các loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh bênh nhân lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, cà phê và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh sốt xuất huyết. Hãy thực hiện công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách diệt muỗi, giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ không có nước ứ đọng cho muỗi phát triển. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường nên đến cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm y học ngay. Chúc tất cả các bạn luôn khỏe mạnh mỗi ngày.

 

 

Coi nguyên bài viết ở : Bệnh sốt xuất huyết là gì, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị như thế nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Top 11 thuốc tăng cân tốt nhất hiện nay

Bạn đang muốn tăng cân? Bạn đã thử qua nhiều cách nhưng chưa thấy hiệu quả? Bạn đang có ý định tìm hiểu và sử dụng thuốc tăng cân? Hãy cùng ...